BLOG 10 : HÀNH TRÌNH ĐI TÌM MIỀN ĐẤT "THIẾT BỊ HOÀN HẢO" CỦA NHIẾP ẢNH GIA TỰ THÂN ( PHẦN 1 : ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN )

Mở đầu Blog-01.jpg

Tôi không phải là một người rành rọt về thiết bị.

Tôi không phải là người thích review thiết bị. Bản thân cũng ít có cơ hội trải nghiệm các thiết bị khác nhau, các dòng máy khác nhau để tiện so sánh hay đưa ra các ý kiến nên chọn máy này, nên chọn lens kia. Tôi chỉ đơn giản là một người dùng "có ít tiền" và muốn tận dụng tối ưu nguồn tiền đang có để chọn được một vài thiết bị ưng ý thỏa mãn nhu cầu sử dụng. ( Hi vọng sau này được làm đại sứ thương hiệu cho một nhãn hàng nhiếp ảnh nào đó để có nhiều cơ hội trải nghiệm hơn. )

Tôi nghĩ rằng việc mong mỏi có được một bộ trang bị đáng yêu dành cho sự nghiệp nhiếp ảnh của bản thân là một hành trình tương đối dài và mòn mỏi của bất kì nhiếp ảnh gia nào. Đối với những người có sẵn hầu bao rủng rỉnh thì không nói làm chi ; nhưng bạn chỉ có số tiền vỏn vẹn 20tr cho cả bộ thiết bị chụp đồ ăn và phải chọn làm sao để có thiết bị tốt thì không dễ. Không phải ai cũng dám đặt cược cả 20 tr cho một thiết bị với 1 lần chi tiêu. Một số tiền tương đối lớn với người mới bắt đầu.

Câu hỏi mong mỏi nhất ở đây bây giờ là : "Làm thế nào để dùng thiết bị ít tiền mà sản phẩm ra trông vẫn có vẻ như được chụp bằng thiết bị nhiều tiền???".

Tôi không có câu trả lời chính xác, tuy nhiên tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách tôi đã chọn thiết bị như thế nào từ khi mới bắt đầu cho đến bây giờ. Tôi gọi nó là Hành trình đi tìm miền đất thiết bị hoàn hảo của nhiếp ảnh gia tự thân. Hành trình này tôi sẽ chia làm hai giai đoạn, tương ứng với hai giai đoạn mà bất kì food photographer nào cũng gặp phải : Giai đoạn ánh sáng trời và giai đoạn ánh sáng nhân tạo.


Một ảnh hiếm hoi của tôi có yếu tố ẩm thực dược chụp bằng 30D, 50mm1.8.

Một ảnh hiếm hoi của tôi có yếu tố ẩm thực dược chụp bằng 30D, 50mm1.8.

Tôi bén duyên với ngành nhiếp ảnh rất tự nhiên và đơn giản. Tôi thích có máy ảnh để cho bằng bạn bằng bè. Thời điểm tôi bắt đầu là năm 3 Đại học Kiến trúc Hà Nội, cặp đôi đầu tiên tôi sử dụng là 30D, 50 mm 1.8. Thời điểm đó, nhóm bạn cùng một hội nhiếp ảnh ở trường Đại Học đã sử dụng 7D, 5D Mark I, 60D, vvv... thì tôi lại bỏ ra hơn 7tr đồng để sắm một em 30D có phần lỗi thời về sử dụng và đời máy cũng chỉ vì một lí do đơn giản : Tôi không có tiền.

Tôi vẫn còn nhớ như in một câu nói của cậu bạn đã khuyên tôi khi tôi muốn gia nhập Team nhiếp ảnh kỉ yếu của cậu : "Bao giờ cậu có máy ảnh như thế này này thì hãy đi chụp với tụi tớ nha !"  Tay không quên chỉ vào chiếc body 7D vừa mới sắm mới coong bằng tiền của gia đình. Đó là sự thật. Nhưng nghĩ lại đến giờ mà không có câu nói của cậu ta chắc tôi giờ đang đứng Shoot kỉ yếu ở đâu đó chứ không còn ngồi đây viết blog đâu.

Cặp đôi này ( 30D, 50 mm 1.8 ) theo tôi trong suốt một thời gian dài 3 năm với chụp hình người mẫu, bạn bè, kỉ yếu, lookbook,... chụp tất miễn là có tiền. Có cả một quảng thời gian dài trong 3 năm đó tôi chả đoái hoài gì đến cặp đôi này mà tập trung nhiều cho đồ án, kiến trúc. Đã có lúc tôi định từ bỏ nhiếp ảnh và trở về đúng với công việc học hành. Cho đến một ngày tháng 8, khi tôi biết đến nhiếp ảnh ẩm thực, tôi biết nó dành cho mình. Chính điều đó thôi thúc tôi thay đổi về cả tư duy và thiết bị. 

Tôi muốn trở thành nhiếp ảnh gia ẩm thực.

Đối với những người sang ngang từ nhiếp ảnh có người mẫu hay những người mới bắt đầu thích và muốn tìm hiểu nhiếp ảnh ẩm thực thì chắc chắn việc quan tâm đầu tiên đó là Body máy ảnh. Body nào cũng shoot được nhiếp ảnh ẩm thực nhưng tối ưu nhất thì chưa chắc. Tôi bắt đầu tập shooting food bằng 30D. Khá chật vật. Sản phẩm hình ảnh không như mong muốn nhiều. 30D không có cái thứ mà tôi cần – Live View.

Tôi sử dụng Live View thường xuyên. 6D quá ổn đối với tôi!

Tôi sử dụng Live View thường xuyên. 6D quá ổn đối với tôi!

Đúng vậy là Live View. Tin tôi đi bạn phải sự dụng Live View liên tục khi chụp hình Food. Live View sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc cân đối bố cục, chọn góc máy, căn chỉnh vuông góc song song, giúp Food Stylist của bạn rất nhiều trong việc hình tượng và giao tiếp với Food Photographer, biết được cần phải đặt cái gì, ở đâu… Rất nhiều việc bạn phải cần đến Live View. Sự khác biệt giữa ống ngắm và Live View là cực kì rõ rệt. Hãy thử một lần chụp Live View và ngắm bằng mắt thường để so sánh. Bạn sẽ thấy sự khác nhau rất nhiều về bố cục. Live View cho bạn thời gian đủ dài để phân tích bố cục. Live viu còn giúp bạn tránh việc mắt to mắt bé, còng lưng và thoái hoá đốt sống lưng sau này nữa chứ! Ha ha. Quá tuyệt. Bằng đấy lợi ích, thế nên tôi sử dụng Live View thường xuyên.

Với số tiền dành dụm và tích góp trong một thời gian dài, cùng sự giúp đỡ 1/2 của người yêu, tôi quyết định đổi ngay Body đầu tiên. Tôi chọn 6D.

Lời khuyên : Hãy chọn Body máy ảnh có Live View, càng xịn càng tốt, càng sắc nét càng tốt. Gợi ý của tôi là 60D trở lên. ( Với dòng máy Canon nha! )

Suggestion : 60D, 70D, 6D, 5DmarkII, 5Dmark III,...

 

 

Tôi và em Live View này bắt đầu hiểu nhau và tôn trọng yêu thương nhau hơn sau một thời gian tìm hiểu. Những ngày đầu tiên với Food, tôi sử dụng ánh sáng trời đến 90% set chụp. Phần vì tôi chưa hiểu ánh sáng nhân tạo đủ nhiều. Phần vì có người nói rằng : ánh sáng trời là đẹp nhất với food. Tôi tin như điếu đổ.

870179.jpg

Tôi sử dụng bộ lén 40mm Pancake , khá hợp trend thời điểm đó về sự tiện dụng và xu hướng hình ảnh food. Tôi vẫn nhớ, chụp food thời điểm đó mặc định với chụp flatlay, flstlay = food. Bấy giờ, tôi nghĩ rằng 40mm của tôi là đủ cán cả thế giới, 40mm có sự nhỏ gọn, xinh xắn đáng yêu. Có tiêu cự hơi chút xíu rộng, gắn vào body Full Frame cảm giác rất rộng và thoải mái cho flatlay. Với bộ đôi này, tôi chinh chiến khá nhiều với các shoot flatlay. Ẻm tỏ ra rất ngoan hiền và có phần hiểu chuyện. Ẻm nhẹ nhàng và có độ nét khá tốt, xoá phông tương đối ổn định khiến tôi rất dễ dàng đứng shooting khi mà chưa có sự hỗ trợ nhiều từ chân máy.

Tôi đã nghĩ rằng sẽ gắn bó với Pancake lâu dài cho đến một ngày đẹp trời, tôi nhận ra rằng, Food photography không phải là Flatlay. Tất cả những gì bạn tìm hiểu trên Pinterest chỉ là một phần rất nhỏ và có phần hơi thiển cận cá nhân về food photography, nơi mà tất cả những hình mọi người thích đều được pin lại tại đó. Tôi bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến Shape của đồ ăn, và điều đó thôi thúc tôi tìm hiểu về góc máy 45 độ - góc máy hoàn hảo nhất để phô diễn vẻ đẹp gợi cảm ngon lành của đồ ăn.

Và đương nhiên Pancake quá nhiều hạn chế với điều đó.

Pancake tỏ ra khó thích nghi khi điều kiện thay đổi. Là một người quan tâm nhiếp ảnh, chắc chắn bạn sẽ hiểu rõ sự khác nhau của một lens tele và một lens wide . Nếu bạn shoot food với góc máy wide , chắc chắn bạn sẽ thấy vấn đề nằm kẻ chỗ, wide sẽ làm cho quá nhiều thứ xuất hiện đằng sau background khiến sản phẩm đồ ăn của bạn bị mất tập trung. Ngoài ra, nó khiến bạn phải đứng rất sát hơn vào chủ thể sản phẩm và shoot, nhiều khi điều đó là tương đối bất lợi. Vì thế, với góc máy 45,  tôi khuyên bạn hãy sử dụng lens tele .

Canon-EF-85mm-f-1.8-USM-Lens.jpg

Vào thời điểm đó, sau khi đắn đo suy nghĩ một thời gian, tôi quyết định sử dụng 85 1.8mm với tiêu cự hoàn hảo. Vừa shoot food okie, vừa shooting chânn dung tốt để kiếm thêm thu nhập, giá cả phải chăng hợp túi tiền ( thời điểm tôi mua lến 85mm 1.8 có giá 6,5tr ). Nếu rủng rỉnh tiền bạc hơn, bạn có thể chọn lên các lens cao cấp hơn ( 100 macro, 100 L macro,... )

85 cho bạn tiêu cự khá ổn với food và sắp xếp bố cục. Tôi dùng ẻm trên khắp các mặt trận và nhà hàng vào đầu năm 2016. Ẻm đẹp mê hồn và dễ chỉ bảo. Ngoại trừ việc zoom bằng "Cơm" ra thì ẻm hoàn hảo so với giá tiền 6,5tr bỏ ra. Đến giờ tôi vẫn dùng ẻm với những dự án cụ thể.

Lời khuyên : Bạn hãy chọn ngay lens tele để bắt đầu sự nghiệp nhiếp ảnh ẩm thực của mình. Ít tiền 85mm 1.8. Giàu hơn… vân vân vân…

Suggestion : 85mm1.8, 100mm macro, 100mm macro L, 90mm TS,...

Một số hình ảnh được tôi chụp bằng Pancake và 85 :

40mm Pancake - Synary Tea Room

40mm Pancake - Synary Tea Room

40mm Pancake - Synary Tea Room

40mm Pancake - Synary Tea Room

Tấm này được chụp bằng 85mm...

Tấm này được chụp bằng 85mm...

...và đây là hậu trường.

...và đây là hậu trường.

Một trong những tấm hình được chụp bằng 85 tôi thích nhất.

Một trong những tấm hình được chụp bằng 85 tôi thích nhất.

 

 

Một thiết bị không thể thiếu thứ 3 đối với một nhiếp ảnh gia tự thân chụp food thì đó là chân máy.

Tôi vẫn nhớ thời điểm tôi sử dụng cặp đôi 6D 85, tôi đang sử dụng chân máy Victoria 3080 cũ kĩ, hỏng phần nút điều chỉnh chiều có lên xuống, vô cùng nặng và hay bị choãi. Nói chung ẻm cũng có tuổi rồi và tôi hài lòng với số tiền mình trả để sở hữu ẻm : 500k.

Một nhiếp ảnh gia ẩm thực luôn đi liền với chân máy. Tại sao ư?? Đó là vì bạn chụp tĩnh vật, sản phẩm của bạn rất dễ chiều. Bạn đặt đâu là nó ngồi đó, không lời oán than kêu ca phàn nàn. Không như shooting với người, bạn đang làm việc với một người mẫu tĩnh. Hãy tận dụng điều đó.

Để tôi ví dụ này nha :

Tôi chợt nhận ra là than củi không hề đỏ rực như mong muốn vì chụp bằng đèn...

Tôi chợt nhận ra là than củi không hề đỏ rực như mong muốn vì chụp bằng đèn...

...vậy là cùng chân máy, tôi shoot một tấm khác bằng ánh sáng trời để lấy than đỏ...

...vậy là cùng chân máy, tôi shoot một tấm khác bằng ánh sáng trời để lấy than đỏ...

...và kết quả. Món Trâu nướng tảng siêu ngon của Trân Ngon Quán - KĐT An Hưng - Hà Đông. Mọi người đến đây nhớ order món này nha! :D

...và kết quả. Món Trâu nướng tảng siêu ngon của Trân Ngon Quán - KĐT An Hưng - Hà Đông. Mọi người đến đây nhớ order món này nha! :D

Chân máy là vật bất li thân thứ 2 của tôi trong mỗi set chụp. Hiện tại tôi đang sử dụng 1 em benro với góc chụp tiện dụng có thể xoay ngang. Tôi chi trả 5tr cho em. Tôi mua em vào một ngày mưa hơi to tại Hà Nội sau một thời gian đắn đo giữa Manfoto và Benro. Cũng bởi vì ẻm 500k kia đã đến thời kì trung tu, xuống lỗ. 

Lời khuyên : Hãy sử dụng chân máy nhưng một vặt bất li thân khi shooting với food photography. 

Suggestion : Chân Benro A2970T hoặc Benro C2970T. 

link tham khảo : http://hoangquanco.com/danh-muc/chan-may-da-dung.html

Và đó là bộ thiết tôi sử dụng trong suốt 6 tháng làm quen với Food photography và sử dụng chủ yếu là ánh sáng trời : 90%. Bộ này tôi đánh giá là ngon bổ rẻ, và dễ sử dụng. Với những bạn có hầu bao dưới 20tr. Chân máy victory 3080, lens 85 và một body 60D là thừa sức chinh chiến và cho ra sản phẩm có vẻ đẹp tương đối ỔN. 

Với ánh sáng trời, tôi còn sử dụng thêm 2 vật để điều phối sánh sáng đó là Giấy canPhóc-mếch. Hai phụ kiện này dễ kiếm và nhẹ nhàng, dễ cất gọn gàng sau khi sử dụng. Giấy can có nhiệm vụ làm mềm ánh sáng của sổ, Phóc-mếch bổ sung thêm 1 chút sáng nhẹ nhàng cho vùng tối đối diện của món ăn.


Những ngày đầu tiên sử dụng 30D tôi luôn tự ti vì máy ảnh mình đểu, lens mình không dài. Nhưng thiết bị không hoàn toàn tạo nên nhiếp ảnh gia. Bản thân tôi những ngày dầu cũng sử dụng những thiết bị tương đối rẻ và thông dụng.

100 người có thiết bị giống nhau nhưng chỉ có 1 người tận dụng hết khả năng của thiết bị. Hãy dùng tư duy của bản thân dể làm nên sản phẩm đẹp.  

Tôi xin trích dẫn một câu nói của anh Monkey Minh : "Giá trị nằm ở bức hình chứ không phải thiết bị!"

Hành trình với ánh sáng trời của tôi kéo dài trong 4 tháng cuối năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 với một số sản phẩm nổi bật. Cho đến khi tôi bắt đấu thấy nhiều hạn chế. Tôi luôn thích tìm tòi cái mới và chả bao giờ cảm thấy hài lòng vời bất kì sản phẩm nào chụp quá 3 ngày. Tôi muốn cái sau phải đẹp và nổi bật hơn cái trước. Đó là lúc tôi tìm đến ánh sáng nhân tạo để bắt đầu hành trình thứ 2 của mình.

Hẹn mọi người ở Blog 11!

 

 

 

 

 

 

duc bui8 Comments