BLOG 11 : TẠI SAO BẠN CHỤP MÃI VẪN KHÔNG ĐẸP???

Mở đầu Blog-01.jpg

Tôi có thói quen mỗi khi lướt facebook thì để ý xem các Photographer xung quanh mình đang làm gì. Tôi thích thú khi thấy rằng những kiến thức mình chia sẻ bấy lâu được một số người bạn áp dụng rất hiệu quả, những tác phẩm gần đây của họ tiến bộ trông thấy và có phần triển vọng về sau. Tôi muốn mọi người đều có thể tự chụp đẹp được.

Đó là một niềm vui nho nhỏ.

Tuy nhiên, tôi để ý có những Photographer họ có thể chụp hoài, chụp mãi một loại ánh sáng, một loại bố cục, một vài loại props lặp đi lặp lại trong một thời gian dài mà không hề có thêm sự cải tiến hay đổi mới. Vấn đề là những bức hình này không hề đẹp mắt, có phần cũ kĩ và nhàm chán.

Tôi tự hỏi : "Tại sao họ chụp mãi vẫn không đẹp nhỉ???"

 

 

Xấu, đẹp nó phần nhiều thuộc về tư duy thẩm mỹ cá nhân. Mà nhất là về hình ảnhthì rất khó để nói. Bạn nói xấu, tôi nói đẹp,… câu chuyện muôn thuở. Nhưng vấn đề tôi muốn đề cập đến hôm nay ở đây là Nhận thức về tư duy cái đẹp của bản thân.

Tôi nghĩ rằng, vấn đề của việc chụp xấu nằm ở các nguyên nhân dưới đây :

01. Không chịu làm khó bản thân.

Một bức hình hậu trường thú vị một buổi shooting hiếm hoi giữa tôi, meothuyduong và anh Yu tại Đại bản doanh của Bếp Thực Dưỡng.

Một bức hình hậu trường thú vị một buổi shooting hiếm hoi giữa tôi, meothuyduong và anh Yu tại Đại bản doanh của Bếp Thực Dưỡng.

”Hầu như tất cả những người làm nghệ thuật chân chính trên đời này đều sợ một điều : lặp lại chính mình.” – Food Photographer : Anh Yu - Bếp Thực Dưỡng.

Có 10 brief khác nhau nhưng việc bạn làm chỉ dừng lại ở việc bê máy, bưng thiết bị, mang đạo cụ và đặt đúng cái vị trí mà bạn đã từng đặt ở 9000 lần khác để áp dụng vào những brief này. Mặc cho tính chất khác nhau.

Lối mòn tư duy còn thể hiện ở chỗ bạn sử dụng lại những thứ vô cùng phi lí và áp đặt nó một cách máy móc đến mức nhàm chán và xấu xí.

Cô ấy nhận được một brief chụp menu cho một nhà hàng hạng sang. Cô ấy sung sướng vô cùng khi cuối cùng cô ấy cung được chú ý đến. Nhưng cái cách mà cô ấy đối xử với cơ hội của mình là bê nguyên bộ thớt, khăn mà cô ấy đã lục lọi, tìm kiếm ở một góc bếp của bà ngoại mà đã cất giữ lâu ngày. Bộ thớt cô ấy yêu quý đã sử dụng cho mọi concept hình ảnh lại được đem bê nguyên lên bàn ăn hạng sang, kèm theo đó là một vài nguyên liệu rơi vãi.

THẢM HOẠ ( nhưng cô ấy vãn thấy đẹp??? )

Có nhiều bạn lại nói với tôi lí do họ chụp xấu như vậy là bởi vì khách hàng của họ không cho phép họ được phép sáng tạo, bay bổng. Tôi nghĩ rằng đó lại không hẳn là vấn đề quá lớn.

Có 2 cách để bạn được làm điều bạn muốn, Concept bạn thích :

Món Cá om chuối đậu được chúng tôi thực hiện cho tạp chí Heritage tháng 10. - Food Stylist : meothuyduong

Món Cá om chuối đậu được chúng tôi thực hiện cho tạp chí Heritage tháng 10. - Food Stylist : meothuyduong

01/ Bạn xây dựng Portfolio ban đầu bằng các Project cá nhân ( tôi đã đề cập ở Blog 09 ). Project cá nhân bạn có thể làm mọi thứ bạn muốn. Thử thách bản thân ở lần này mức độ cao hơn lần trước. Thử ánh sang điên rồ hơn. Bất cứ cái gì bạn nghĩ ra được thì bạn hãy làm ở Project cá nhân. Sau đó tập hợp hết nó vào Portfolio của riêng mình rồi hãy đi thương mại. Vững từ gốc cho đến ngọn thì chắc chắn rằng khách hàng của bạn sẽ yên tâm và để bạn sáng tạo thôi mà! 

02/ Bạn đấu tranh cho Concept của chính mình bằng cách hướng dẫn khách hàng hiểu rằng như vậy mới là đẹp. Nhiều khi, khách hàng của bạn chỉ thực sự biết đến điều gì là đẹp khi mà bạn gợi ý cho họ.

Cả hai cách trên tôi đều đã thực hiện và thành công.

 

 

Lời khuyên của Food Photographer : Hãy làm khó bản thân ở những điều tưởng chừng như đơn giản nhất. “Ví dụ như một miếng cam, hãy cố gắng chụp nó ở lần thứ 2 đẹp hơn lần thứ nhất 10%, lần thứ 3 đẹp hơn lần thứ 2 10%”. Đừng để lối mòn tư duy chùn bước bạn mỗi khi bạn thực hiện một Project nào đó.

Sự thật là, khi bạn làm được một điều gì đó mới mẻ, một hình ảnh mới đẹp đẽ, bạn sẽ có động lực to lớn hơn và cảm hứng dồi dào hơn cho các dự án tiếp theo.

Tin tôi đi, lúc đó sung sướng chính là từ chính xác nhất để diễn tả cảm xúc của bạn.

 

 

02. Sai lệch từ kho báu hình ảnh.

Food Photography trên Pinterest

Food Photography trên Pinterest

Tôi có một thói quen nhỏ trong ngày. Mỗi ngày tôi đều dành ra 30p – 45p cho việc xem hình và chỉ xem hình mà thôi. Không làm gì cả. Tôi đã rèn luyện thói quen này trong suốt thời kì bắt đầu với Food Photography đến giờ.

Tôi xem nhiều, không chỉ đơn thuần Food. Đôi khi là Life Style, đôi khi Travel, lúc chỉ đơn giản là một vài hình ảnh thú vị trong một project cá nhân nào đó. Bất cứ hình gì khiến tôi cảm thấy hứng thú tôi đều xem. Tôi lưu lại tất cả các hình ảnh tôi thích, tôi để chúng trong một thư mục trang trọng trong máy tính và ipad mang tên Kho báu. Đó là một kho tàng cực kì quý giá của tôi.

Tuy nhiên, tôi không xem nhiều Food Photography trên Pinterest.

Khi mới bắt đầu với Food, tôi tìm hình trên Pinterest. Pinterest như một không gian không bao giờ cạn với tôi. Tôi nghĩ : Cần qué gì sáng tạo cho to tát, mọi thứ có ở đây hết rồi!”. Nhưng, sự thật là có đến cả 9000 người chắc có cùng suy nghĩ như tôi thời điểm đó. Kết quả, hình ảnh Food cả tôi lúc bấy giờ chỉ gói gọn ở 3 từ Bẩn, Flat-Lay và đen tối. Không mang tính thương mại.

Giống như câu chuyện ngụ ngôn Ếch Ngồi Đáy Giếng. Tôi nghĩ rằng chỉ khi Nhận thức của tôi khai mở thì Tư duy của tôi mới thay đổi. Đó là lúc tôi quá nhàm chán với Pinterest và chuyển sang xem và phân tích chuyên sâu về những người, những Photographer mà tôi ưa thích sau đó xây dựng nên kho báu của mình.

Ai cũng nên có một kho báu của riêng mình, đặc biệt khi bạn là người tham gia các công việc mang tính sáng tạo.

Tạo lập kho báo cũng rất đơn giản.

Mỗi người có một cách riêng. Tôi thì sử dụng cả Ipad lẫn PC để tích trữ kho báu của mình. Chia ra làm nhiều mục khác nhau, nhiều mục đích sử dụng khác nhau : Food, Lifestyle, Ideas,…

Khi đã chia rõ ràng như vầy rồi, việc đơn giản là hãy đi tìm kiếm những đồng tiền xu lẻ và tích cóp, vun vén dần dần cho kho báu của mình. Việc này cần phải kiên trì và thực hiện ngày qua ngày nhé. Lâu dần nó sẽ trở thành một thói quen khó bỏ. Khi cần, kho báu sẽ phát huy tác dụng của nó.

Sự thật là, không biết từ khi nào, sau một thời gian tôi bị ảnh hưởng bởi kho báu của mình mà không cần phải sử dụng tới nó. Một cách gián tiếp, chính việc khai thác kho báu lại khiến tôi khai mở hơn về tư duy và thoát khỏi cái giếng sâu của mình nhiều hơn.

 
Giới thiệu với mọi người đây là Kho Báu của tôi. ( Ha ha, đã là kho báu thì sao dễ dàng cho mọi người biết được! )

Giới thiệu với mọi người đây là Kho Báu của tôi. ( Ha ha, đã là kho báu thì sao dễ dàng cho mọi người biết được! )

 

Lời khuyên của Food Photographer : Hãy tích cóp từng đồng xu hình ảnh cho kho báu của mình mỗi ngày.

 

 

03. Lười tập luyện!

Một Food Photographer thì công việc chính của anh ta là chụp hình ẩm thực. Một Food Stylist thì công việc chính của cô ta là styling đồ ăn. Sự thật nếu có thêm thắt một vài tiểu tiết cho công việc của mình như Creative, Writing, Teaching,... chỉ làm công việc của bạn thêm thú vị hơn thôi. Cốt lõi nghề nghiệp của bạn vẫn cần được củng cố đúng đắn.

Luyện tập cho kĩ năng bản thân, đầu tư thời gian cho bản thân không bao giờ là thừa và đó là nguồn đầu tư khôn ngoan nhất.

chiều thứ 7 hàng tuần, vẫn như mọi khi, tôi tắt hết email, facebook, instagram, ngừng mọi project đang tiến hành và dành ra một khoảng thời gian đủ dài để tự mình chụp những sản phẩm đơn giản, tập tành thêm về ánh sáng, góc máy, retouching,...

Đó là việc nên làm.

 
Từ lâu rồi, tôi đã rất thích cặm cụi một mình thực hiện các project cá nhân. Hình ảnh được chụp cách đây 3 năm.

Từ lâu rồi, tôi đã rất thích cặm cụi một mình thực hiện các project cá nhân. Hình ảnh được chụp cách đây 3 năm.

 

Khoảng thời gian này vô cùng thư giãn. 1 chút nhạc không lời ( tôi thích Jazz, Buddha, Zen Music,... ) 1 chút điều hoà, 1 lon coca, đôi khi lại thêm ít snack,… Tôi mang miếng background vừa được chế biến nóng hổi cách đây vài ngày ra test, thêm 1 vài phụ kiện ánh sáng mới mua phụ trợ cùng ít set up sẵn có trong nhà. Thế là tôi có thể bay bổng thoải mái cả buổi chiều thứ 7 mà thu lại được rất nhiều điều thú vị về kĩ thuật.

Có đôi khi, tôi lại ôm máy tính cả buổi chiều, trên bàn có đĩa đậu Hà Lan bọc Wasabi ưa thích, tôi ngồi chỉnh sửa ảnh, thêm chút effect mới xin được từ một vài người bạn, thử sức với cách retouch mới cho đồ ăn thêm ngon,…. Cũng có khi chỉ đơn giản đọc một cuốn sách mới về ẩm thực và kĩ thuật,….

Có nhiều cách để bạn luyện tập, không đơn thuần chỉ cắm cúi hùng hục vào công việc. Luyện tập có khi lại là khoảng thời gian thư giãn đủ dài để bạn ngẫm nghĩ xem như nào mới đúng, như nào mới sai, đặt sao cho hợp lí, ánh sáng ra sao, bố cục ra sao….

Thời gian đủ dài để bạn biết mình sẽ làm gì tiếp theo, bước dài hay bước ngắn, bước chậm hay bước nhanh trong cuộc sống,...

Lời khuyên từ Food Photographer : Đừng sợ luyện tập. Hãy luyện tập một cách thư giãn!


Sự thật là Việt Nam đang thay đổi từng ngày và thay đổi một cách chóng mặt. Tư duy con người về cái đẹp cũng vậy. Có những điều bạn cho rằng nó là đẹp ngày hôm nay, ngày mai có khi lại xấu. Nhưng đáng sợ nhất là ngày kia bạn xem lại thấy nó đẹp.

 Vậy nên, nếu như bạn đang dừng lại cũng đồng nghĩa là bạn đang thụt lùi đấy nhé!

duc bui6 Comments