FOOD PHOTOGRAPHER LÀ AI Ở VIỆT NAM?


Mở đầu Blog-01.jpg


Có một thời gian tôi hay nhận được những inbox của khách hàng đại loại như : "Em ơi chụp cho chị mấy tấm hình chân dung, một bộ ảnh chân dung em chụp bao nhiêu tiền, chị được bạn abc giới thiệu,... ". "Anh ơi anh có chụp kỉ yếu không, lớp em cần chụp kỉ yếu 50 người ạ,...". 

Tôi thường bối rối lắm khi nhận được những inbox như này. Tôi từ chối ngay, không phải vì tôi không thể đáp ứng được yêu cầu mà vì tôi chỉ chụp tập trung vào chụp hình ẩm thực. Tôi là nhiếp ảnh gia ẩm thực.

Ở Việt Nam, cách đây 2, 3 năm phần lớn những khách hàng tìm đến "thợ ảnh" đều nghĩ rằng họ có thể chụp được tất cả mọi thứ. Họ có thể chụp được một bộ ảnh cưới, họ có thể chụp được một bộ ảnh thời trang đẹp như trong tạp chí, ... thậm chí rằng họ có thể stylist luôn được sản phẩm ( cái này anh em thời trang chắc gặp không ít. ). Cũng bởi vì sự bùng nổ của nhiếp ảnh số mà cái khái niệm "Nhiếp ảnh gia" ở Việt Nam không được nhìn nhận một cách đúng mực. Nhưng sau 2 năm thì tôi thấy đã có nhiều sự cải thiện hơn. ( ít nhất là về mặt giá cả... ha ha ).  


FOOD PHOTOGRAPHER LÀ AI?

Food stylist : Thùy Dương

Food stylist : Thùy Dương

Food Stylist là một khái niệm không mới trong mấy 3 năm trở lại đây và mọi người dần có kiến thức hơn về một sản phẩm ẩm thực sẽ đẹp hơn khi có bàn tay của Food Stylist. "Food stylist - nghề lạ make up đồ ăn " , "Food stylist - nghề hái ra tiền"... là những cái title khủng khi bạn tìm kiếm từ khóa này trên Google. Tuy nhiên, bản thân người làm Food Stylist họ biết những cái khó khăn rất lớn gặp phải khi bước vào con đường chuyên nghiệp. Trong mọi chiến dịch xây dựng hình ảnh sản phẩm ẩm thực luôn là sự đồng hành của Food Photographer và Food Stylist. Food Stylist như nhạc sĩ, Food Photographer là ca sĩ thể hiện tác phẩm đó bằng kĩ thuật và cảm xúc của họ. 


FOOD PHOTOGRAPHER LÀM GÌ?

Trong câu chuyện về nhiếp ảnh ẩm thực nghệ thuật, cả Food stylist và Food photographer đều là những nhân vật chính, và đương nhiên, mỗi nhân vật đều có đất diễn đắt giá cho mình.

Trước khi food stylist rầm rộ ở VN, phần lớn việc chụp hình ẩm thực đều dựa vào nhiếp ảnh gia chụp tĩnh vật. Song sau một thời gian làm nghề lâu dài, cùng sự đam mê với ẩm thực và đồ ăn, các nhiếp ảnh gia này thường có xu hướng trau dồi thêm kĩ năng, có thêm nhiều kinh nghiệm trong xử lí kĩ thuật từng loại nguyên liêu, từng món ăn ; tìm hiểu thêm kiến thức về nhiếp ảnh ẩm thực, trau dồi thiết bị chuyên dụng phục vụ nhiếp ảnh ẩm thực và họ dần trờ thành nhiếp ảnh gia ẩm thực đúng mực. Có thể kể đến một số nhiếp ảnh gia ẩm thực mà tôi biết ở Việt Nam như : anh Quốc Thái, anh Yu, anh Kiên Kyoshi, Nelly Nguyễn...

 

Có thể so sánh nhiếp ảnh với nhiều ngành nghề khác có sự tương đồng - Ca Sĩ. Có rất nhiều dòng ca sĩ khác nhau, ca sĩ nhạc trẻ, ca sĩ nhạc dân gian, ca sĩ thính phòng, ca sĩ nhạc hải ngoại,... Mỗi ca sĩ họ có một thị trường riêng, có dòng khán giả riêng và có sự nổi tiếng riêng. Tất nhiên đã là ca sĩ họ có thể hát được hầu hết các dòng nhạc. Song, chỉ khi đặt họ vào đúng sân khấu, họ mới thật sự toả sáng. Nhiếp ảnh gia cũng vậy. Nhiếp ảnh gia ở Việt Nam tôi thấy cũng có rất nhiều người và tôi cũng rất yêu mến một số người nhưng phần lớn chiếm số lượng đông đảo ở nhiếp ảnh gia thời trang và nhiếp ảnh gia chụp cưới. Một số khác tham gia trong ngành nhiếp ảnh tĩnh vật, nhiếp ảnh doanh nghiệp. Sự khác nhau là tương đối rõ ràng giống như ca sĩ khác nhau ở chất giọng, cao độ, độ luyến láy, phong cách ăn mặc,...thì nhiếp ảnh gia khác nhau góc máy, cảm nhận sự vật,  ống kính, thiết bị, cách sử dụng ánh sáng, màu sắc,... Hiếm có nhiếp ảnh gia nào mà nhạc nào cũng nhảy tốt, bài nào cũng hát hay. ( hiếm thôi nha ^^ )

Ống kính mà tôi tin dùng : Canon 90mm TS

Ống kính mà tôi tin dùng : Canon 90mm TS

Các nhà sản xuất thiết bị họ rất thông minh khi không làm một loại ống kính hoặc máy ảnh hoàn hảo nhất mà chia thành nhiều loại ống kính riêng biệt phù hợp cho từng người chơi và từng ngành nghề khác nhau. VD : Nhiếp ảnh gia nội thất lại tin dùng các ống kính góc rộng ( 14mm, 16-35mm ) hay nhiếp ảnh gia tĩnh vật họ lại thích những con lens cận cảnh ( 100 mm, 180mm ), nhiếp ảnh gia thời trang lại linh hoạt hơn ( 24 - 70mm , 35mm,...). Chỉ riêng ống kính thôi cũng đã bao nhiêu loại, với những người chơi chuyên nghiệp thì giá tiền ống kính cũng tương đối mắc dành cho những lens hạng cao để làm nghề. Vì vậy việc một nhiếp ảnh gia sắm sửa đủ các thiết bị đồ nghề từ lens góc rộng đến lens tele cho một nhiếp ảnh gia là tương đối hiếm ( trừ khi bạn đa di năng chụp tất cả mọi thứ hoặc bạn là máy ảnh gia,...). 

 

//Tôi sẽ có một bài chia sẻ thiết bị sử dụng trong nhiếp ảnh ẩm thực sau nha ^^


FOOD PHOTOGRAPHER, FOOD STYLIST AI LÀ DIỄN VIÊN CHÍNH?

Food Stylist - Thùy Dương và tôi đang cùng nhau chuẩn bị món Egg benedict

Food Stylist - Thùy Dương và tôi đang cùng nhau chuẩn bị món Egg benedict

Food stylist sẽ là người bắt đầu viết lên câu chuyện đó. Bắt đầu từ việc tìm hiểu mọi thông tin liên quan đến sản phẩm. Đôi khi, một Food stylist sẽ dành đến 80% thời gian để hiểu về sản phẩm và chỉ dành 20% thời gian còn lại cho việc tạo ra ý tưởng và triển khai thực hiện. Nguồn gốc, tên gọi, nguyên liệu, cách chế biến, các đồ ăn kèm, cách thưởng thức…, rất nhiều thông tin mà food stylist cần phải tìm kiếm, bởi càng hiểu sản phẩm nhiều đến đâu, việc lên ý tưởng và xử lí chất liệu dễ đến đó. Có thể nói, thiếu đi một food stylist chuyên nghiệp thì một bức ảnh ẩm thực chỉ còn là một mớ hỗn độn, giống như việc bạn vào một nhà hàng, gọi đồ ăn ra và chụp lại chúng vậy.

 

Nhưng nếu thiếu đi food photographer  - người kể lại câu chuyện của food stylist thì sao? Khi đó ý tưởng sẽ mãi chỉ là ý tưởng và không ai được thưởng thức ý tưởng đó ngoài food stylist. Một người chụp ảnh ẩm thực chuyên nghiệp sẽ sử dụng tư duy logic để truyền tải concept chụp hình một cách tối ưu nhất, tìm kiếm những khía cạnh thu hút nhất dành cho người thưởng thức bức ảnh. Với kinh nghiệm và kỹ thuật nhiếp ảnh của mình, food photographer đóng vai trò là người hiểu góc hình phù hợp với sản phẩm đồ ăn này nhất ( shape ), hiểu ánh sáng và xử lí ánh sáng để nổi bật chất liệu của sản phẩm nhất có thể ( texture ) và bố cục đẹp mắt cho toàn bộ bức ảnh ( mood ). Với tôi, một bức ảnh ẩm thực mà không làm nổi bật món ăn và texture sản phẩm thì đều là một bức ảnh ẩm thực chết.

Xử lí ánh sáng phù hợp chất liệu đồ ăn là một phần bắt buộc trong nhiếp ảnh ẩm thực. 

Xử lí ánh sáng phù hợp chất liệu đồ ăn là một phần bắt buộc trong nhiếp ảnh ẩm thực. 


12.png

Vậy đó, nếu bạn đang muốn casting cho một bộ phim mang tên Food photography thì bạn cần phải casting cả hai vị trí cùng lúc bởi ai cũng quan trọng cả. Food Photography rất rộng lớn và được chia thành 4 dòng chính, nhiếp ảnh gia ẩm thực theo đó cũng chia thành nhiều dòng khác nhau phù hợp với sở thích, kĩ thuật và thiết bị cá nhân. Đón xem Blog tiếp theo của tôi để giải đáp vấn đề này nhé.