Blog 28 : 05 bí quyết tạo nên phong cách Food Photography cho bạn.

Tiêu đề-01.png

Tôi thích uống cà phê Ý. Tôi thích Latte nóng và Americano Đá. Tôi thích cà phê Ý vì vị chua nhẹ nơi đầu lưỡi, thanh nơi cổ họng và hậu vị thoải mái. Đó là phong cách của cà phê Ý.

Tôi cũng thích cà phê Việt. Vị nồng, sâu, đắng. Hậu vị ngọt của sữa đặc và "very strong" khiến tôi luôn cảm thấy ngắc ngoải sau 1 cốc sữa đá size lớn của Highland Coffee. Đó là phong cách của Cà phê Việt.

Tôi thưởng thức cả hai.

Mỗi loại một vị không giống nhau. Mỗi loại cho một trải nghiệm riêng, một phong cách riêng và khiến tôi khó có thể chối từ loại nào. Cả hai đều rất ngon và phù hợp với từng bối cảnh thưởng thức riêng.

Rất tuyệt vời khi vào một buổi sáng thức giấc, bạn chuẩn bị cho một ngày làm việc dài, bạn đánh thức vị giác nhẹ bằng một ly latte nhiều đá với miếng bánh Croissant kèm miếng trứng Omelette đậm đà. Hay một buổi sáng chủ nhật thư thả, ngồi thành thơi thư giãn ở một góc phố cà phê Nguyễn Hữu Huân. Trời mưa nhẹ, một chút se phảng phất, mùi hương nồng nàn từ tách cà phê sữa nóng ấm, từng giọt một từ phin chảy xuống cốc. Bạn chờ đợi, nhâm nhi, ngắm Hà Nội và đọc một cuốn sách.

Thật quá tuyệt vời!

 

Tuy không phải Hà Nội nhưng cà phê thì vẫn rất thú vị.

Tuy không phải Hà Nội nhưng cà phê thì vẫn rất thú vị.

 

...

Vì sao tôi mượn chuyện cà phê để làm chủ đề. Đúng! Phong cách nhiếp ảnh cũng giống như phong cách cà phê. Phong cách nhiếp ảnh càng đậm nét, bạn càng dễ được mọi người chú ý hơn, nhớ lâu hơn và ấn tượng hơn. Ví như người ta nhắc đến bạn, người ta biết ngay phong cách của bạn là gì, khách hàng của bạn là ai, dấu ấn của bạn như nào.

Người ta nhắc đến anh Monkey Minh, người ta biết anh Minh chụp hình tĩnh vật Concept.

Người ta nhắc đến Tang Tang, người ra biết anh chụp thời trang.

Người ta nhắc đến tôi, người ta biết tôi chụp ảnh ẩm thực.

...

Trong Food Photography nói riêng cũng cần tạo nét riêng biệt cho mình. Vậy, phong cách Food Photography của bạn là gì?

Phong cách Food Photography của bạn là gì?

Ai cũng sẽ loay hoay tìm phong cách cho riêng mình khi mới bắt đầu với Food Photography. Và việc bị over, bị phân tâm, bị khó định hướng điều không tránh khỏi. Giống như tôi khi bắt đầu làm nghề được một tháng, tôi nhận một job kéo dài những 07 ngày mà mãi sau này tôi mới biết đó là Commercial Food Photography. Đó không phải là phong cách của tôi sau này. 

Dựa vào kinh nghiệm của mình, tôi nhận thấy cách có các cách dưới đây để “tạo nét” phong cách Food Photographer cho bạn :

 

01. Thiết bị 

DSCF9715.jpg

Thiết bị khác nhau tạo nên phong cách khác nhau.

Tôi thường dùng 90 mm TS lens cho tất cả các set chụp 45 độ của mình. Tôi thích thiết bị này. Nó giúp tôi chủ động trong góc nhìn cận sát, điều chỉnh focus và tạo các hiệu ứng đặc biệt cho set chụp.

Tôi cũng không phủ nhận việc sử dụng các lens khác cho set chụp, ví dụ như 35mm, 50mm, 85mm,… Mỗi lens sẽ có một góc nhìn riêng. Vô hình chung taọ nên phong cách riêng cho Nhiếp ảnh gia sau một thời gian sử dụng.

34963147_1769356306475454_3920696260914315264_o.jpg

 

02. Ánh sáng

Cách sử dụng ánh sáng khác nhau tạo nên phong cách khác nhau :

Tương tự như thiết bị, ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm. Vì thế bạn sử dụng ánh sáng như thế nào thì bạn có phong cách thế đó.

Có những nhiếp ảnh gia chỉ chụp ánh sáng trời, họ tận dụng ánh sáng trời một cách triệt để và tinh tế. Đem đến cảm giác vừa phê, vừa ngon mắt mà vẫn tràn ngập hoài niệm. Tôi lấy ví dụ như Bậc thầy Food Photographer sử dụng ánh sáng trời - Anh Yu.

Khi xem ảnh Anh Yu, tôi thích cái cảm giác giản đơn đến nhẹ nhàng. Nó cho tôi gợi nhớ nhiều kỉ niệm, cho tôi mộc mạc và hơn hết đem đến cảm giác ngon mắt một cách nhẹ nhàng, không phồn thực, rất thanh tao và tinh tế. Phong cách của anh đậm nét đến nỗi, mỗi khi nhắc đến ánh sáng trời, tôi đều nghĩ ngay đến anh.

 

03. Chân lí / Thói quen

Chân lí tôi có đề cập đến ở Blog “Food Photographer bắt đầu như thế nào?”. Chân lí là sự thay đổi rõ ràng của nhận thức khi bạn đã làm việc với Food Photography một thời gian đủ dài. Bạn có xu hướng hiểu, nhanh nhẹn và phán đoán được công việc cần thiết của mình là gì khi gặp bất cứ trường hợp nào. 

Chân lí cũng có thể hiểu đó như là thói quen. Bạn dễ phán đoán và giải quyết vấn đề dễ dàng hơn khi bạn đã từng trải qua trường hợp đó. Khi bạn đã có thói quen rồi, việc sử dụng nó cho trường hợp lần tới là điều đương nhiên.

Ví dụ như, tôi hay bắt đầu bằng việc đặt đèn Key light trước tiên để phản đoán hướng sáng, sau đó mới set up tuần tự các “đồ chơi” khác như Fill light, reflector, black card,… nhằm tạo chiều sâu cho bức ảnh. Đó là thói quen của tôi.

Cũng có thể, khi tôi chụp một món ăn Việt Nam, tôi thường có xu hướng sử dụng lại ánh sáng với bóng gắt mạnh và dài, kèm theo hiệu ứng “lọt khe” để tạo cảm giác một buổi trưa nắng gắt, ánh sáng chiếu qua song cửa sổ, bạn ngồi bàn và thưởng thức bữa ăn.

 

DSCF9763.jpg
DSCF9762.jpg
35973119_1769356333142118_3172270700320784384_o.jpg

Đó là Thói quen, cũng là Chân Lí.

Chân lí và thói quen tạo nên phong cách cũng như góc nhìn của Food Photographer. 

Tuy nhiên, tạo ra thói quen chưa hẳn là điều tốt trong nhiếp ảnh ẩm thực.

 

04. Commercial và Editorial

Chắc cũng không cần giải thích nhiều về hai phong cách nhiếp ảnh ẩm thực này.

Commercial Food Photography thiên về xử lí kĩ thuật, trau chốt cho từng chi tiết nhỏ của một tấm ảnh. Thời gian hoàn thành một hình lâu hơn, nhiều giai đoạn hơn và thường sử dụng cho mục đích truyền thông đại chúng.

Editorial Food Photographer lại nghiêng về tạo cảm hứng, tạo mood, giải quyết vấn đề Concept. Thời gian hoàn thành một hình nhanh hơn, sáng tạo thoải mái hơn nhưng ít đại chúng hơn….

Tôi định hướng phong cách là Editorial Food Photographer.

Đôi khi, tôi vẫn chụp Commericial với những dự án thú vị. Nhưng, trong việc PR bản thân, tôi luôn nhất quán định hướng mình là Editorial Food Photographer. Điều này giúp định hình phong cách của tôi trong mắt khách hàng dễ dàng hơn.

...

 

 

05. Khách hàng

Khách hàng là nhân tố vừa follow theo phong cách của bạn, vừa định hình phong cách cho bạn.

Như trên, khi bạn đã định hình phong cách cho mình, khách hàng cũng theo đó mà "đặt hàng". Tuy nhiên, có khách hàng sẽ thích chụp từ trên cao xuống, cũng có khách hàng thích chụp Close-up. Có khách hàng lại set up thoải mái với nhiều đạo cụ và có chiều sâu.

Vô hình chung, khách hàng đã thay đổi góc nhìn của bạn. Dần dà, những khách quen đó sẽ built cho bạn portfolio. Khiến phong cách của bạn lại bị thay đổi do thói quen.

...

40042201_466521677157946_6274125841320378368_n.jpg

...

Vậy phong cách đậm nét là tốt ???

Tôi muốn nói rằng, phong cách sẽ tạo ấn tượng và sự nhớ lâu hơn nơi khách hàng. Có nhiều bức ảnh ẩm thực mà chỉ cần nhìn thôi tôi cũng đoán được nó được chụp từ nhiếp ảnh gia nào. Tất cả có được từ sự nhất quán và kiên trì trong thời gian dài để theo đuổi một phong cách rõ ràng nào đó.

Tuy nhiên, phong cách đi liền với thói quen. Thói quen đậm nét lại là một sự an toàn cho Food Photographer. 

Sự an toàn khiến Food Photographer có xu hướng quay về những thứ mình đã từng làm. Không có sự thay đổi mới, không cập nhật xu hướng và đáng sợ nhất là lâu ngày dần trở nên lỗi thời. Đôi khi, một vài thử nghiệm nhỏ cho phong cách lại khiến bạn có cảm hứng lớn hơn trong công việc. Yêu nghề hơn và thú vị hơn.

40026388_1261403994001550_4889836415573032960_n.jpg

Tôi đã từng nói, những tay mơ đôi khi lại tạo ra những kì tích nhiều hơn là những kẻ chuyên nghiệp. Bởi họ không có nỗi sợ, họ dám xông pha, họ thử nghiệm không ngừng và họ phá vỡ sự an toàn của chính bản thân để khám phá bản thân.

“Sự đáng sợ nhất của người làm sáng tạo là lặp lại chính mình.” - Tôi luôn ghi nhớ câu nói đó.

Lời khuyên của Food Photographer : Hãy nhất quán và kiên trì khi tạo lập phong cách cho bản thân nhưng đừng bảo thủ.

 

 

 

Bạn có thể làm được như vậy không?