Để Đức mách bạn cách kiểm tra sức khoẻ sự nghiệp Food Photography của bạn.

Tiêu đề 2-01.png

Đã từ rất lâu rồi, ấy là cái thời 6, 7 năm trước, khi mà Đức vẫn vọng tưởng về một tương lai đầy đam mê và sáng tạo với ngành Food Photography nhiều sự mới mẻ, bất ngờ.

Chưa bao giờ và chưa có thời điểm nào Food Photography lại vui đến như thế. Những concept mới, những món ăn mới, những project mới cứ thế nối đuôi bất tận theo chuỗi ngày dài làm việc cực sảng khoái và thoải mái. 

Tiền ư?

Đừng nói tới tiền! Tiền là một thứ xa xỉ phẩm thời đó!

Đức chỉ mong cống hiến cho bằng hết khối óc minh mẫn này, đôi tay còn lanh lẹ này, cặp mắt tinh anh này cho nền Food Photography của bản thân và nước nhà. Tiền cần đấy, nhưng có bao nhiêu Đức sẽ dành mua ẩm thực, mua thức ăn, mua thiết bị cùng cộng sự Thuỳ Dương bấy giờ xây nên hoài bão lớn lao.

Tiền chưa phải là thứ quan trọng thời điểm đó!

Tiền chưa phải là thứ quan trọng thời điểm đó.

Tiền chưa phải là thứ quan trọng thời điểm đó.

Tuy nhiên, không ai tắm hai lần trên một dòng sông!

Cái thời kì đầy mới mẻ, vui vẻ đó cũng dần chấm dứt theo các chuỗi ngày thương mại hoá và cơm gạo hoá. Thứ đam mê bỗng chốc trở nên lộn xộn, hỗn độn xoay theo những bữa cơm có thịt và những bộ đồ không còn rách.

Mối tình đầu của người viết blog này chuyển dần từ em Food Photography qua cặp kè em Money. Từ chỗ nằm lăn lê bò toài tìm cho ra cái góc đẹp bỗng chốc chuyển thành chỗ ngồi bấm máy tính sáng sủa, trịnh thượng.

Than ôi cái thời oanh liệt nay còn đâu!

Ai nói làm nghệ thuật là chết vì theo đuổi đam mê. Có chết, ông đây cũng phải chết cho oanh liệt, cho giòn dã một tý. 

Suy cho cùng, đam mê chuyển dần sang thương mại. Nghệ sĩ biến tướng thành doanh nhân. Môn nghệ thuật bỗng chốc trở thành công cụ kiếm tiền. Mà đã liên quan đến tiền là phải có kinh doanh trong đó. Ngược lại kinh doanh là phải ra tiền. Cái vòng luẩn quẩn cứ ngổn ngang, đằng đẵng.

Kinh doanh là thế, có bao giờ bạn tự hỏi, tình hình sức khoẻ tài chính Food Photography của mình ra sao hay chưa?

Chuyên mục : Sức khỏe - Hôn nhân và Tài chính.

Chuyên mục : Sức khỏe - Hôn nhân và Tài chính.

Để mách bạn cách Đức mới học được gần đây về bắt bệnh tài chính. Làm sao đầu tư máy móc này, thiết bị kia mà cuối tháng vẫn có bữa cải thiện cho cô người yêu đang tuổi ăn tuổi lớn. 

Làm sao trả tiền cho Food Stylist rồi vẫn còn dư chút đỉnh cho bản thân sắm sửa thêm dăm ba cái bỉm, hộp sữa nhập khẩu gấp đôi can-xi cho con thơ ở nhà đang bú mẹ. 

Làm sao để biết tháng này tăng trưởng hơn tháng trước bao nhiêu. Tháng nào vào mùa, tháng nào “vêu mõm”? Chụp hoài có tăng tiền được không hay mãi không thấy tiền đâu?

Cho nên, chúng ta hãy đi tìm câu trả lời cho bài toán : ”Làm thế nào để tôi khoẻ mạnh trong Food Photography?”

Làm thế nào để tôi khoẻ mạnh trong Food Photography?”

 

 

Kinh doanh là phải sinh lời.

Food Photography cũng không ngoại lệ. Nói cách khác, Food Photography là một bộ môn kinh doanh nghệ thuật.

Tôi chỉ cho bạn một bảng nhỏ dưới đây. Tôi có điều chỉnh chút xíu cho phù hợp với ngành Food Photography. Tôi gọi nó là : Bảng Hồ sơ sức khoẻ Food Photography cá nhân.

Tới lúc này đây, chúng ta hãy vận dụng lại chút xíu tiền cơm ăn học 12 năm phổ thông cha mẹ nuôi nấng để cùng cộng trừ dăm ba yếu tố về tiền bạc. Một số thuật ngữ cần được chú ý trong bảng trên như sau :

01. Doanh thu từ việc chụp hình.

“Tháng này anh móm rồi em ạ!”

Tháng này là tháng cá kiếm. Nhà nhà, người người xốn xang, râm ran đi kiếm cho được mấy anh Nhiếp ảnh Ẩm thực cho dự án Giáng Sinh cuối năm. Nhờ vào sự tin tưởng và khả năng chụp hình của bản thân, bạn kiếm được 04 job ngon lành.

4 job, mỗi job bạn deal được 20 triệu. Tổng bạn làm cả tháng được 80 triệu.

Lúc này, hãy ghi ngay vào cột số tiền bên phải. Đức tạm gọi số tiền cả tháng 12 này của bạn là 100%.

Screen Shot 2019-12-19 at 7.48.46 PM.png

Tương tự vậy, các tháng còn lại, bạn kiếm được bao nhiêu job, tính tổng số tiền bạn đã deal và ghi hết vào cột số tiền bên phải. Ước lệ là 100%.

Hay nói cách khác, Doanh thu từ việc chụp hình cả mỗi tháng là Tổng số tiền bạn đã kiếm được chỉ từ việc chụp hình ẩm thực trong tháng đó, ước lệ là 100%.


02. Chi phí dự án.

Tới đây bắt đầu phức tạp hơn chút xíu, đòi hỏi khả năng ghi chép và deal giá tuyệt vời từ bạn đây.

Job 1, khó nhằn, bạn mướn Food Stylist để giải quyết, Food Stylist hết 5 triệu.

Job 2, bạn nghĩ mình có thể tự cân được, đơn giản thôi. Tuy nhiên lại tốn một khoản thuê Studio vì khách hàng thích phòng ốc sạch sẽ và rộng rãi. 3 triệu nữa ra đi.

Cứ thế, với mỗi Job bạn deal, bạn lại phát sinh một khoản chi phí để chi trả. Đức gói gọn nó trong một số loại chi phí đặc thù của Food Photography như sau :

  • Chi phí Thuê Stylist (ngày hoặc layout)

  • Chi phí đạo cụ và nguyên liệu.

  • Chi phí thuê Studio, mặt bằng, địa điểm.

  • Chi phí di chuyển từ nhà tới chỗ shooting.

  • Chi phí Assistant cho các bạn trợ lí

  • Chi phí Catering quà bánh, Red bull, cà phê nước tăng lực nếu có,...

  • ...

Screen Shot 2019-12-19 at 7.50.44 PM.png

Hãy lập một bảng thống kê hoặc dùng app ghi chép chi phí hằng ngày, note rõ phần chi phí chỉ sử dụng cho dự án nào, ngày nào. Sau đó, cuối ngày bạn hãy tính tổng dự án lại và ghi vào cột bên phải hàng tháng nhé.

Ở các ngành kinh doanh khác, phần Chi phí này thường được gọi là Giá vốn hàng hóa hay giá Cost. Đây là số tiền thực tế đầu vào để tạo ra một sản phẩm hàng hóa.

Đức hay dùng kết hợp giữa app điện thoại Money LoverExcel trên Laptop.

Tới bước hấp dẫn hơn chút xíu rồi đây, hãy dùng số tiền chi phí dự án vừa có được chia tỉ lệ cho tổng doanh thu và ra được cột số 3. Đây chính là tỉ lệ phản ánh số tiền bạn đã chi ra cho dự án so với doanh thu là bao nhiêu.

Nếu tháng 11 tỉ lệ là 25%, tháng 12 tỉ lệ là 40%, bạn cần xem lại tháng 12. Sức khoẻ của bạn bắt đầu đi xuống rồi đấy.

03. Lợi nhuận có được từ việc chụp hình.

Đơn giản thôi, đây chính là số tiền bạn còn lại trong một tháng. 

Công thức đơn giản như cách bạn đếm tiền đi chợ mua rau từ cô bán rau đầu ngõ. Đại khái như sau :

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí.

Lúc này, tương tự hãy tính tỉ lệ Lợi nhuận/Doanh thu và viết vào cột bên phải.

Screen Shot 2019-12-19 at 7.54.34 PM.png

Dừng lại ở đây.

Vận dụng khả năng phân tích tài chính một chút xíu, cảm giác như sắp phân tích làm điên đảo phố Wall, bạn cần nhận ra một số điểm đáng chú ý như sau.

Nếu tỉ lệ lợi nhuận tháng 10 là 70%, lợi nhuận tháng 11 là 60%. Lúc này bác sĩ tài chính nói tình trạng sức khoẻ của bạn bắt đầu có dấu hiệu đi xuống rồi đấy. Hãy kiểm tra tổng quát cơ thể và tìm xem bệnh tình nằm ở đâu nào?

Screen Shot 2019-12-19 at 7.58.34 PM.png

Có thể do tháng 11 bạn chi cho chi phí Stylist nhiều hơn ở các project khó nhằn nhằm tạo Portfolio. Điều đó vô hình chung làm Chi phí tổng tăng lên. Nghe cũng vô lí nhưng cực kì thuyết phục. Tạm chấp nhận!

Có thể bạn dành 1 tuần trời chăm chút cho cô người yêu ở trời Tây xa xôi, vớt vát chuỗi ngày cãi nhau đau khổ, bạn chiều chuộng người yêu chút đỉnh và cùng nhau đi trốn đâu đó 1 tuần. Bạn mất 1 tuần doanh thu. Tạm chấp nhận!

Nhưng có thể bạn đang chỏng chơ thật do chụp không đẹp và khách hàng chụp một lần rồi vẫy tay say good bye. Rồi nguyên nhân là đây. 

Thông thường, càng về 03 tháng cuối năm, lượng khách sẽ càng tăng thêm chứ không có dấu hiệu thuyên giảm cho tới trước Tết Nguyên Đán (theo kinh nghiệm 05 năm chinh chiến của Đức thì là vậy). Doanh thu giảm không vì lí do khách quan là điều tương đối nguy hiểm và đau đầu. Cần phải suy nghĩ và tìm hướng giải quyết khắc phục.

IMG_1930.jpg

“Vậy tôi phải làm sao đây!?”

Cách 01. Tăng Doanh Thu.

  • Tăng doanh thu tháng 12 bằng cách cố gắng chụp nhiều hơn bù đắp cho tháng 11.

  • Cố gắng show your work nhiều thật nhiều để tạo tiếng vang cho khách hàng. Đừng im lặng, bạn phải “HÉT LÊN” khi đó khách hàng mới nghe được tiếng của bạn.

  • Làm thêm các Personal Project bắt trend các ngày đặc biệt. Sẽ thật là tuyệt vời nếu khách hàng bắt gặp một hình ảnh chụp con gà Tây đẫy đà con gà mái trên newfeed một cách ngon lành trước mùa Giáng Sinh. Đơn hàng sẽ về ít nhất thêm dăm ba Job sau đó đấy.

  • Ra Trần Duy Hưng…

Cách 02. Giảm chi phí dự án.

  • Thay vì shoot ở Studio ngoài hãy thử đàm phán khách hàng shoot ở Studio tại gia cho rẻ.

  • Đàm phán mức giá “tạm ổn” hơn với Food Stylist mùa khó khăn. Không quên nhắn nhủ:”Anh còn nhiều job sắp tới có thể hợp tác với em lắm…”

  • Sáng đi chợ sớm hơn, tới chợ đầu mối hơn để mua nguyên liệu rẻ hơn và nhiều hơn.

  • Tự chế tạo đạo cụ, background thay vì mua sẵn sẽ giúp bạn tiết kiệm thêm 1 khoản kha khá của dự án đó.

  • Bán dần thiết bị để chuyển nghề. Khổ lắm rồi…

....

IMG_1738.JPG

Nói tới đây, chúng ta hãy còn thủ thỉ nhỏ xíu về KPI.

KPI là mức sàn đặt ra và kì vọng của bất kì ngành kinh doanh nào. Đặc thù hơn, Food Photography là ngành nhiếp ảnh có yếu tố mùa vụ. Ở các mùa trong năm khác nhau sẽ có mức chi trả của khách hàng khác nhau. Theo đó KPI cũng nên không giống nhau.

Có tương đối nhiều mùa vụ : 

  • Vụ Đông - Xuân (Giáng Sinh, Tết Nguyên Đán,…)

  • Vụ Hè - Thu (Menu Hè mới, Trung Thu...)

  • Vụ dở dở ương ương ( Valungtung, Quốc tế trẻ em...)

KPI nên là mức đặt ra vừa đủ để bạn phấn đấu và có thể đạt được. Nghe có vẻ dễ nhưng điều này cần thực nghiệm triển khai nha.

(*) Có một điều thú vị, Tỉ lệ lợi nhuận dự án của ngành Food Photography theo Đức thấy nên >70% . Nếu dưới mức này thì bạn hãy mau tìm đến ngay nhà thuốc gần nhất đi nhé. 

 

 

Ở Blog tới, Đức sẽ giúp mọi người phân tích các chỉ số còn lại về tài chính trong ngành Food Photography trong bảng trên. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền nếu có thể bắt được bệnh và chăm sóc sức khoẻ của mình một cách bài bản.

Cùng chờ đến 21:00 thứ Năm hàng tuần nhé!

duc buiComment