Bao nhiêu đèn là đủ?

Mở đầu Blog-01.png
DSCF4901.JPG

Có một buổi chiều đi làm, em trợ lí Tâm Tồ nói với Bùi rằng : “Mấy bạn ekip của em cứ hỏi em anh Đức dùng bao nhiêu đèn? Có một đèn thôi à! Tôi không tin.” Bùi nghe thấy vừa thú vị vừa hài hước.

Bùi chả giấu thủ thuật gì bao giờ. Có sao nói vậy, có gì mình chia sẻ nấy. Một là để thị trường Food Photographer Việt Nam thêm phát triển hơn, hai là Bùi có thêm nhiều người bạn nhiếp ảnh hơn. Tuy nhiên, đây cũng là một câu hỏi khá nhức nhối và đau đầu cho những Food Photographer sử dụng dùng ánh sáng nhân tạo như Bùi. 

Bao nhiêu đèn là đủ?

Ánh sáng trong Food là điều quan trọng nhất mà Food Photographer phải kiểm soát. Kiểm soát càng tốt, tay nghề của Food Photographer càng cao, ánh sáng càng mềm mịn mượn, food càng hấp dẫn và sexy. Ánh sáng trong Food phải kiểm soát được shape, texture và moody. Tuy nhiên nếu bạn dùng ít đèn có khi lại không đủ thuyết phục, bóng bị đen, gắt, quá contrast ; nếu bạn dùng nhiều đèn ánh sáng lại quá cháy hoặc nhờ nhờ mất tự nhiên, đồ ăn không có khối,…

DSCF4230.JPG

Tuy nhiên, có một sự thật thú vị là bạn mang càng nhiều ánh sáng nhân tạo trông bạn càng chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng. Đó là sự thật. 

...

Có nhiều Food Photographer trên thế giới và Việt Nam sử dụng nhiều phong cách ánh sáng khác nhau. Mỗi người một thế mạnh, mỗi người một quan điểm. 

Tuy nhiên, với Bùi, trong Editorial Food Photography, kĩ thuật cao nhất của sử dụng đèn là “Giấu đèn”. Chụp đèn mà cảm giác không phải chụp đèn. Người xem phải suy nghĩ thật lâu để tìm ra sự thật. Đó là kĩ thuật cao nhất.

Tại sao “giấu đèn” lại là kĩ thuật cao nhất trong Food Photography?

Bùi thích ăn món quốc hồn quốc tuý của Việt Nam : Bún đậu mắm tôm.

Không có bún đậu thì lấy bún bò ra ví dụ.

Không có bún đậu thì lấy bún bò ra ví dụ.

Đậu nóng ròn rụm vàng ươm căng mọng đặt cạnh ít bún trắng kèm chút rau sống với kinh giới, húng quế,… Gắp một miếng chấm đượm ngập trong mắm tôm chưng với ít đường và ớt tươi thì quả thật là một cảnh tượng sexy đến khó cưỡng. Khiến cho bất kì con tim yêu thích ẩm thực Hà Nội nào cũng trở nên thổn thức và cái miệng thèm thuồng "chảy dãi" không ngừng. Suất bún đặt gọn trong mẹt, ăn liền trong không gian nắng trưa dưới tán cây như vậy tại sao lại làm con người thèm thuồng đến vậy mặc dù chưa cần cắn một miếng vào nó????

 

Sự thật, cảm giác Ngon mắt và thèm thuồng của đồ ăn thường đến từ vẻ ngoài sexy khó cưỡng và cảm giác kỉ niệm, trải nghiệm gần gũi của thực khách khi đã từng nếm món ăn đó. Và ít ai để ý rằng, ánh sáng trời thường cho chúng ta cảm giác gần gũi nhất đối với ẩm thực. Ánh sáng trời ở khắp nơi, lúc nào cũng có, thường hiện diện khi chúng ta ăn một món ăn quen thuộc. Từ đó mặc định trong ta, ánh sáng trời đem lại cho ta cảm giác ĐÃ nhất của đồ ăn.

Dựa vào điều đó, Bùi xây dựng 03 nguyên tắc sử dụng ánh sáng nhân tạo dựa vào quy luật Ngon mắt bên trên. Đó là :

 

01.  Mặt trời chỉ có một trên đời!

Đây là câu nói kinh điển của anh Monkey Minh khi Bùi bắt đầu với nhiếp ảnh ẩm thực. Câu nói đã thay đổi toàn bộ tư duy của Bùi. Và đến nay Bùi xin chia sẻ lại nó cho tất cả mọi người. Xin nhắc lại  :

“ Mặt trời chỉ có một trên đời!”

Ánh sáng mặt trời đẹp và luôn có hướng xác định. Vàng ươm, và hơi gắt. Ánh sáng đèn trong Food cũng nên chỉ có một hướng chính xác định. Ánh sáng chính này ( Key Light ) sẽ giả lập lại ánh sáng trời chuẩn nhất. Giúp mặt người cảm thấy gần gũi nhất, từ đó tăng hiệu quả của đồ ăn trong chụp hình.

Giả lập ánh sáng trời với đèn từ một hướng.

Giả lập ánh sáng trời với đèn từ một hướng.

 

02.  Thiếu chỗ nào mình bù chỗ đó.

Mình thiếu quần áo thì mình đi mua quần áo. Mình thiếu ăn thì mình đi ăn. Mình thiếu kiến thức thì mình đi học. Mình thiếu sáng chỗ nào thì mình thêm sáng chỗ đó. Rất đơn giản.

Thêm sáng có nhiều cách. Hắt sáng, tản sáng, đèn trực diện, đèn bật tường, đèn trần,… Cứ chỗ nào bị đen thì mình thêm đèn thôi. Hãy thật linh hoạt, đừng gò bó sự sáng tạo của bản thân nhé.

 

Bùi đã thêm 1 đèn ở bên trên đỉnh sau khi nhận thấy phần góc bàn hơi tối.

Bùi đã thêm 1 đèn ở bên trên đỉnh sau khi nhận thấy phần góc bàn hơi tối.

 

03.  Muốn nhanh thì phải từ từ.

Học ăn học nói học gói học mở.

Mọi thứ đều cần theo tuần tự nhất định. Điều đó là chắc chắn. Học ánh sáng cũng vậy.

Hãy đặt từng ánh sáng một, kiểm soát từng đèn một. Đặt ánh sáng chính trước, quan sát hướng sáng, quan sát shadow, quan sát đồ ăn đã đẹp với ánh sáng đó chưa. Nếu thiếu hãy thêm ánh sáng thứ 2, thứ 3,… thứ n tuỳ theo phong cách và mục đích của bản thân. Ánh sáng có tính cộng hưởng, vì vậy nếu không khéo léo lúc này bạn sẽ rất khó kiểm soát khi có quá nhiều nguồn sáng.

Câu chuyện ngày đầu Bùi shooting Food, Bùi hoang mang và cảm thấy thiếu thốn khi mình không có nhiều đèn, tiền không có mà xem các Food Photographer trên mạng dạy set up với vô số thiết bị, vô số hắt sáng, vô số đạo cụ đồ chơi mà muốn hoa cả mắt. Nghĩ rằng điều kiện đầu tiên chắc là Tiền Đâu?

Tuy nhiên nhiều đèn không phải là vấn đề. Hiểu đèn mới thực sự là vấn đề.

Vì thế, muốn nhanh thì phải từ từ nhé.

Nhiều đèn không phải là vấn đề. Hiểu đèn mới thực sự là vấn đề.

Nhiều đèn không phải là vấn đề. Hiểu đèn mới thực sự là vấn đề.

...

Chắc hẳn mọi người đã có câu trả lời cho riêng mình về câu hỏi của Blog. Bao nhiêu đèn là tuỳ thuộc vào bạn và hiểu biết của bạn về ánh sáng đến đâu. Bùi chỉ sử dụng 01 đèn cho hầu hết các set chụp của mình với Editorial Food Photography. Đôi khi là 02 đèn và rất hiếm khi dùng đến 03 đèn.

Đơn giản để cuộc đời thanh thản nào!