NATURALOGY - CẨM NANG SỬ DỤNG ÁNH SÁNG TRỜI TRONG NHIẾP ẢNH ẨM THỰC 2

Mở+đầu+Blog-01.png

Nhà Bùi cách cây xăng chừng 500m, cứ 4 ngày Bùi lại đi đổ xăng một lần. Cả cái khu dân cư có đến chừng hơn 20 toà chung cư khu Linh Đàm như này người ta quy hoạch cho có 1 trạm xăng 4 cây, thành thử ra ngày nào đến cũng đông nghịt người, xe máy chen chân ô tô, ô tô chen nhau xe tải, xe tải lại dành chỗ của xe máy. Tiếng còi, tiếng nổ máy, tiếng loa trạm xăng rồi khói bụi mù mịt, inh ỏi mỗi lần đi qua khiến Bùi thấy mệt mỏi và khó chịu quá!

 

 
E7FBBD85-B9D0-4A1C-85BF-335A4D8377B2.JPG
 

 

Bùi mỗi lần qua đây đổ xăng là lại dắt xe vào xếp hàng, mình đến trước mình để xe đổ xăng trước, người đến sau xếp hàng đằng sau. Thế nhưng cũng có nhiều người tranh nhau từng chỗ nhỏ, từng cen-ti-mét một rồi họ cãi nhau, mắng chửi nhau, đánh nhau,… bấm còi liên hồi chỉ để hơn nhau vài phút. Đổ đầy xăng trong xe kiêm luôn đổ đầy sự tức giận trong tâm hồn.

Bùi hay thích để ý mấy việc nhỏ nhặt rồi xem xem cách người ta hành xử và phản ứng. Mình là người công dân thời đại mới, mình phải sống hiện đại, sang, và tâm hồn trong sáng, sạch sẽ thì tâm mới vui và xã hội cũng tốt đẹp lên. Có nhiều hành động tuy nhỏ nhưng nhiều cái nhỏ góp thành cái lớn, thay đổi tư duy hành động từ cái nhỏ nhất, lâu dần mình sẽ cảm thấy tâm hồn thanh thản tựa trời mây, sức khoẻ mạnh mẽ mà "hoá rồng".  

Ví như cái việc bạn có vào đổ xăng trước, khi đã đổ đầy bình thì dắt xe lên khu đất trống phía trên rồi sau đó mình mới ngồi lên xe, cắm lại chìa khoá, gạt chân trống, thẳng lưng, ưỡn ngực, hơi thở mạnh mẽ, ánh mặt tự tin, đường hoàng mà đi một cách thanh tao, vừa sang vừa khoẻ, vừa tiết kiệm thời gian cho những người đằng sau, vừa văn minh lịch sự, vừa giảm bớt những tiếng còi xe xấu tính.

Không như mấy người chen nhau đổ xăng mà cũng ôm một cục tức, lên xe nổ máy vẫn không quên hút nốt điếu thuốc rồi mới đi. Thành thử năm sau hưởng dương 1 năm tuổi luôn.

 

 
IMG_9883.jpg
 

 

Giống như việc chia sẻ, nhiều người hỏi Bùi :” Sao Bùi cứ chia sẻ hoài, chia sẻ hết, chia sẻ tất như này thì không sợ lộ mất nghề hết kiếm cơm thì sao?” Bùi cứ cười hoài.

Xã hội văn minh thì luôn có nhưng con người thành công, nhưng thành công muốn bền vững thì mình phải giúp người khác thành công với. Mình thành công có một mình đâu có vui bằng việc cuối tuần có mấy ông bạn cũng thành công với nhau, chém gió với nhau, tay cầm cốc bia, mặt tươi như hoa, nụ cười hạnh phúc.

Khoa học đã chứng minh những người thành công bột phát thường không bền, không giúp đỡ người khác, không giao du, giao tiếp mà an phận một mình thì sớm muộn gì cũng cô đơn mà từ từ biến mất.

Nên Bùi cứ chia sẻ thật tâm, ai hỏi gì mình chia sẻ đó, không ai hỏi gì thì mình ở nhà viết blog…

 
 

 
 

Chiều chủ nhật như mọi khi, Bùi đang ngồi ở một góc ở The Coffee House Linh Đàm, thưởng thức món cà phê Latte quen thuộc do cu em cửa hàng trưởng tên Hạnh pha chế. Cu cậu luôn pha cho Bùi suất đặc biệt hơn, nhiều cà phê hơn, đậm đà hơn và luôn có độ chua đúng ý Bùi muốn ( hoặc là Bùi đang tưởng bở thế ). Nếu ai có đi qua đây thấy Bùi thì nhớ ghé cà phê với Bùi cho Bùi đỡ tủi nhé. 

 

 
Latte là gia vị không thể thiếu trong cuộc sống của Bùi...

Latte là gia vị không thể thiếu trong cuộc sống của Bùi...

 

 

Bùi để ý có đến 31 lượt chia sẻ, gần 200 like và 1000 lượt truy cập vào Blog của Bùi sau bài đầu tiên về Naturalogy – Cẩm nang sử dụng ánh sáng trời phần 1. Lượt truy cập có từ khắp mọi miền tổ quốc đến vượt cả biên giới, qua đến Nhật Bản, Mỹ ( chắc thằng bạn ở Seattle của Bùi ), Úc, Đức,… Bùi vui quá. Thế là giờ phải ngồi viết ngay Phần 02 để mọi người khỏi đợi lâu, đợi lâu quá mọi người lại chán, chán thì tảy chay Blog của Bùi thì Bùi hết cửa làm ăn. 

 
Bản đồ phân bổ lượng truy cập.

Bản đồ phân bổ lượng truy cập.

 
 
 

 
 

Lại là câu chuyện bạn làm bánh bán hàng bữa trước, bạn đọc Blog của Bùi và nay đã chụp một vài tấm có phần tự tin hơn, đã “show your work” cho mọi người biết và nhận được nhiều phải hồi tích cực hơn.Ấy nhưng Bùi thấy vẫn có quá nhiều vấn đề trong bức ảnh quá. Cách đặt chủ thể, cách tận dụng ánh sáng, cách hướng sáng vào sản phẩm vẫn chưa được chú trọng.

 

Ánh sáng tự nhiên sẵn có đây rồi, làm sao để mình sử dụng nó hiệu quả bây giờ?

 

“Khoan. Ê Bùi, tại sao tao phải chụp trong nhà với ánh sáng trời cửa sổ, tao mang ra ngoài đường, sân thượng, trong rừng để chụp thì có vấn đề gì không mày, ánh sáng trời thì ở đâu mà chả có?"

 

Ánh sáng trong food cần có hướng xác định, khi bạn chụp với ánh sáng cửa sổ, bạn nghiễm nhiên đã có một nguồn ánh sáng có hướng từ phía ngoài cửa sổ vào trong nhà, bao trùm cảnh vật. ( Nhìn mũi tên ).

 

Viết sai từ "Window"...

Viết sai từ "Window"...

 
 
 
Ánh sáng phải có hướng xác định. Giống như nhà cũ của Sếp's Monkey Minh đây!

Ánh sáng phải có hướng xác định. Giống như nhà cũ của Sếp's Monkey Minh đây!

 

Mấy ngày nay Hà Nội làm gì có nắng, nhiệt độ 17 độ C và cái mù mịt bao trùm cả cái Hà Nội nhỏ bé với lượng ô nhiễm đứng đầu thế giới như này thì còn đâu cơ hội cho ánh sáng trời cơ bản lọt qua, vì thế đứng ngoài sân thì làm gì có hướng xác đinh. Hãy để ý cái bóng của bạn dưới sân, đâu có thấy gì đâu ngoài một cái màu nhờ nhờ…

Ánh sáng trong Food là phải có hướng xác định. Thế nên hãy mang đồ ăn vào trong nhà và kiếm cái cửa sổ ngay đi bro!

 

 

 
 

Hãy bắt đầu với khung hình top-shot ( Chụp từ trên cao xuống, thẳng góc 90 độ so mặt phẳng ngang ). Bùi thấy có đến 90% những bạn Food Photographer bắt đầu chụp hình sẽ sử dụng góc máy này. Kể cả mấy mẹ nội trợ ưa thích nhiếp ảnh ẩm thực.

Vì sao ư?

Vì khung hình nó trend, hợp mắt instagram, không cần quan tâm nhiều đến ánh sáng và hình khối của đồ ăn. Có gì thì mình phô ra hết, thêm tý tay vào, một slogan deep kèm một filter trắng sáng là mình đã có thể đăng lên instagram hóng like được rồi nè.

Tuy nhiên, Bùi thấy cần thêm chút gia vị để cho bức ảnh topshot sinh động và có sức sống hơn. Hãy để ý ví dụ :

 

Một bức hình Bùi shoot hồi mới tập chụp cách đây 3 năm. Hãy để ý cái cast shadow, nó xiên 1 góc chứ không thẳng,...

Một bức hình Bùi shoot hồi mới tập chụp cách đây 3 năm. Hãy để ý cái cast shadow, nó xiên 1 góc chứ không thẳng,...

 

Mình kếm 1 bề mặt đủ đẹp, đặt một góc như trong hình, nếu không có như tương tự thì mình lật sang bên cạnh. Mục đích của điều này là khiến ánh sáng chạy xiên 1 góc trong khung hình hướng từ phía dưới xuống. Điều này khiến bức hình đồ ăn của bạn chụp bằng ánh sáng trời trông tình hơn rõ ràng, có hướng và không có cảm giác sai sai về bóng đổ. Không tin cứ thử để bóng ánh chạy từ hướng ngược lại, từ dưới lên. Nếu có cười vì nó sai thì đừng cười to kẻo Bùi nghe thấy Bùi lại mắng cho nhé!

Mấy ngày đầu tiên Bùi cũng ưa thích cái góc máy này. Bùi thường để background dưới đất và shoot ngon lành với chân máy thẳng đứng và hơi có độ nghiêng máy chút xíu ( vì mắt mình sẽ nhìn thuận hơn khi máy hơi nghiêng 1 góc 1 2 độ so với mặt phẳng ngang ). Nhưng Bùi thấy mình đặt dưới đất hoài trông kém sang và lịch sự quá, người ngoài họ không biết họ lại nghĩ cái lũ này đánh rơi vàng hay kim cương gì mà cắm cúi tìm kiếm cả buổi, lại tham gia tìm kiếm cùng cho xôm.

Chưa kể việc suốt ngày phải cúi mặt xuống đất chỉnh chọt đồ ăn, sau một buổi shoot thì cả Food Stylist với Food Photographer kèm trợ lí nằm đừ một góc vì đau lưng quá, lại tốt tiền đi đấm lưng mát sa tẩm quất. Thế là Bùi mới đóng 1 cái bàn nhỏ cao chừng 45cm để đặt cái Background lên. Từ đó tự thấy người mình khôn hơn hẳn.

 

5.jpg

.

Nhiều bạn thử chụp topshot với set up của Bùi xong chả hiểu sao mắng Bùi là “ Mày chỉ kiểu gì mà ảnh tao đen xì mà có cái vạch xấu hoắc như này”. Ơ thế Bùi mới nói cho xem cái set up đi thì mới :" Ối zời ôi ! Đen là phải rồi. !"

 

 
5.jpg
 

 

Hãy để ý, ánh sáng sẽ chạy 1 lèo từ cửa sổ chạy ra theo hướng xác định, thế nhưng nào làm gì có cái cửa sổ nào người lắp một lèo cả mảng tường đâu. ( Trừ mấy bạn nhà Pen House, biệt thự sịn hoặc bố làm to,… ) Ánh sáng không thể lọt qua những vật liệu như vây, thế nên khi shoot sẽ có cái bóng tường đổ dài. Chụp Top shot rất dễ nhìn thấy điều này vì chụp từ trên cao xuống. Vậy nên hãy nghe Bùi, bê cái background ra xa chừng 1 mét rồi hãy chụp để đảm bảo tính mạng cho Bùi nhé.

 

Lời khuyên :

-       Ánh sáng hướng góc xiên từ 10h đến 2h để bức ảnh trông tình.

-       Đặt background cách xa cửa sổ từ 1m trở lên.

-       Đặt góc máy gơi nghiên 1 – 2 độ so với mặt phẳng ngang để cảm giác thuận mắt hơn.

-       Đóng một cái bàn nhỏ kê chừng 45cm để bảo vệ sức khoẻ và xương sống của bạn.

-       Không khuyến khích chụp Top Shot vì nhàm chán lắm à!

 

 

 

Nói chung là Bùi không khuyến khích mọi người dùng góc máy topshot lắm vì nó hơi nhàm chán. Chụp hoài chụp mãi sẽ thấy bị dập khuôn, rồi mất hứng, rồi từ bỏ. Mình phải tự thử thách bản thân nhiều hơn chứ. Chỉ trừ nhứng shape đồ ăn bắt buộc phải sử dụng Top Shot, còn đâu hãy bắt đầu với góc máy 45 độ.

Với góc máy 45 độ này, Bùi thấy ánh sáng cũng không có gì khó khăn lắm, bản chất của góc máy này là kiểm soát được hướng sáng và bóng đổ của vật thể lên bề mặt Background. Làm được điều này thì ảnh mình sẽ tự động sang và sịn thôi. Với ánh sáng trời là nguồn chính thì việc này càng đơn giản hơn khi bạn không phải lựa chọn thêm thắt ánh sáng vào vùng này vùng kia.

Hãy đơn giản đầu óc!

Bùi chia cái này ra làm hai trường hợp khác nhau, 1 Background và 2 Background.

Với 1 Background, ánh sáng chạy hướng xác định và không bị chắn bởi bất kì vật thể nào.

 

 
Tấm này Bùi chụp với Mợ Mèo những ngày còn đang luyện tập...

Tấm này Bùi chụp với Mợ Mèo những ngày còn đang luyện tập...

 

 

Trường hợp này là cơ bản đến 80% người chụp góc 45 độ sẽ làm đầu tiên. Vì nó đơn giản hơn và không cần quan tâm nhiều đến không gian. Bởi vợi set up cũng dễ hơn nhiều.

Bùi ngày trước có mua 1 cái bàn gỗ sồi nga, cao 75 cm để chụp. Mục đích của mình là chụp với góc 45 độ. Mỗi lần bê ra cửa sổ bê vào thì nhọc muốn chết vì nó nặng quá mà đợt đó mình cũng chưa chăm tập thể dục thẩm mỹ các kiểu. Vì nặng nên Bùi cũng lười bê. Thành thử 1 thời gian hoài có chụp 45 độ cũng cắm mặt xuống đất mà chụp. Sau này mình mua lấy 2 cái thang cao 55cm gấp được gọn gàng, mình kê cái mặt lên đó và shoot. Lại một lần nữa Bùi thấy Bùi khôn ra hẳn.

 

Hãy nhìn cái bàn nghiêng 1 góc 2:00 h so với cửa sổ.

Hãy nhìn cái bàn nghiêng 1 góc 2:00 h so với cửa sổ.

 

Chắc chắn phải bê bàn nghiêng 1 góc như của Bùi nhé. Vì như vậy nghiễm nhiên ánh sáng sẽ chạy từ 10h hoặc hướng 2h. Những hướng này làm đồ ăn vừa đẹp, vừa bóng vừa ngon vừa có khối. Tuy nhiên đôi khi cũng đừng lạm dụng quá vì mỗi đồ ăn có shape khác nhau, mình phải sáng tạo linh hoạt. Đôi khi dịch chuyển chỉ 1 vài cm góc máy thôi cũng làm cho bức hình của bạn tốt hơn hẳn.

Chụp xong góc 2h, nếu cảm thấy còn thời gian và đồ ăn còn đủ ngon, hãy lật bàn sang góc 10h và chụp. Chụp xong mình so sánh, nhận xét xem cái nào đẹp hơn, cái nào đồ ăn ngon hơn. Mình phải thử nghiệm. Hãy như Bùi, những ngày đầu Bùi thử nghiệm rất nhiều.

 

Lời khuyên :

-       Mua 1 cái bàn

-       Đặt bàn xoay góc 2h hoặc 10h để ánh sáng đi vào tốt nhất.

-       Đừng gò bó dập khuôn !

-       Hãy thử chụp cả 2 ảnh với 2 hướng ánh sáng 2h và 10h, so sánh và rút ra nhận xét.

 

 

 

Những nhiếp ảnh gia ẩm thực và Food Stylist giỏi trên thế giới họ đều ưa thích góc máy 45 độ với 2 Background. Tại vì sao ư? Họ có nhiều đất diễn hơn. Họ có nhiều không gian cho sự sáng tạo hơn. Khó hơn nên vui hơn.

Bùi cũng thích cái này!

 

16.2.jpg

 

Với trường hợp này, ánh sáng sẽ chạy từ một phía, đôi khi là 10h, đôi khi là 9h, có khi lại là 8h. Nói chung rất không cố định, phụ thuộc phần nhiều vào shape của đồ ăn.

 

7.jpg

 

Nếu bạn sử dụng ánh sáng trời, hãy set up như Bùi. Cửa sổ từ một hướng, đặt cái bàn thẳng ngang hoặc nghiêng và đón ánh sáng trời vào. Dựng cái background đằng sau tường, thêm 1 Background ở mặt chính và đặt đồ vào. Nếu cảm thấy tối phần đối diện hãy thêm miếng hắt sáng vào.

Tuy nhiên kiểu set up này khiến ánh sáng trời trở nên bị động và khó kiểm soát, hên xui. Khiến cho Food Photographer phải thực sự tinh ý đến sự chuyển đổi của ánh sáng. Bùi chụp với ánh sáng đèn thì đơn giản lắm, đặt cái đèn dịch chuyển góc này, góc kia để cho phù hợp với set up tốn có vài phút và 1 tý calo thôi à. Còn với ánh sáng trời phải dịch chuyển cả bàn Bùi thấy cực lắm. Không khéo rơi cả set up làm lại từ đầu thì các bạn lại cứ nhằm mặt Bùi mà chửi đấy.

 

Lời khuyên : Hãy tập dùng đèn khi sử dụng 2 background! 

 

 

 

 

Những ngày đầu tiên bắt đầu với Food photography hãy nghĩ đến ánh sáng trời. Bùi may mắn có người bạn là Anh Yu – Bùi luôn xem là bậc thầy sử dụng ánh sáng trời trong Food Photography. Những bức hình của Anh Yu luôn mang lại cảm giác gần gũi, mộc mạc khó tả, khơi gợi kỉ niệm và vị giác kỉ niệm cho người xem. Thật tuyệt vời.

Nếu bạn nghĩ đọc Blog của Bùi hoài vẫn chưa hiểu thì hãy theo dõi Anh Yu và những bức hình của anh ấy. Anh Yu luôn mở những khóa học và Workshop về Food Photography “chỉ tận tay, day tận trán” hàng tháng đó!

Học dùm tôi cái nhé!

www.anhyu.com

 

 

 

duc bui2 Comments